Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Những lưu ý khi cho bé ăn bí đỏ

Bí đó chứa rất nhiều chất bổ dưỡng và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần phải lưu ý các điểm sau khi chế biến món ngon này cho bé nhé! 

Bí đỏ chứa caroten, caroten sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – quan trọng với thị giác của bé. Nếu thiếu caroten, bé dễ mắc chứng quáng gà (chứng bệnh khiến bé mất đi khả năng nhận biết sự vật xung quanh bằng mắt một cách bình thường).
Nói như vậy không có nghĩa là bạn lạm dụng bí đỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho bé; bởi vì, nếu được hấp thụ quá nhiều, lượng caroten sẽ tích tụ ở lớp biểu bì, khiến trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khu vực da xung quanh mắt... của bé sẽ chuyển sang màu vàng chanh.

Thời điểm và những lưu ý khác khi cho bé ăn bí đỏ
Bạn nên cho bé làm quen với món bí đỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà.

Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, bạn nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi bạn cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, bạn nên cho bé ăn bí ngay khi nó còn ấm.

Hạn chế tối đa việc bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (tuyệt đối không bảo quản bí đỏ ở ngăn đá) vì khi ấy, bát bí đỏ dành cho bé sẽ ngả sang màu nâu vàng – không an toàn khi cho bé ăn lại.

Không nên cho bé ăn bí đỏ mỗi ngày một bữa vì điều này dễ dẫn tới hiện tượng thừa caroten. Tương tự bí đỏ, carrot cũng chứa một lượng lớn caroten; do đó, bạn nên cân bằng hai loại thực phẩm này trong thực đơn cho bé. Chẳng hạn, mỗi tuần bạn chỉ nên cho bé ăn một bữa carrot (mỗi bữa 1/2 củ nhỏ) và 1-2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1/2 miếng nhỏ) là đã đạt mức tối đa.
 
Mẹ không nên bảo quản bí đỏ trong tủ lạnh và sau khi nấu
Mẹ không nên bảo quản bí đỏ trong tủ lạnh và sau khi nấu, nên cho bé dùng ngay lúc còn ấm.

Các món cháo bí đỏ hấp dẫn cho bé
1. Bí đỏ và chuối chín
Nguyên liệu: ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé).
Thực hiện: Chuối chín được dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Nên trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ, trước khi cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.
2. Bí đỏ và quả lê
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ và hấp chín (với bé 8 tháng tuổi thì không cần hấp, nên cho bé ăn lê tươi).
Thực hiện: Lê được xắt dạng hạt lựu (khối vuông nhỏ). Tiếp đến, dầm nhuyễn lê và trộn đều với bí đỏ và cho bé ăn.
4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi - hình 2
3. Bí đỏ, lê và đào
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi); 1 miếng đào được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi).
Thực hiện: Đào và lê được xắn dạng hạt lựu, dầm nhuyễn; sau đó, trộn đều với bí đỏ rồi cho bé thưởng thức.
4. Bí đỏ và quả táo
Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.
Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi chung cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi cho bé thưởng thức.
Thực phẩm có thể trộn chung với bí đỏ: chuối, táo, lê, đào; carrot, khoai lang; thịt gà; sữa chua; bột ăn dặm, lúa gạo.
Lưu ý: Cũng không nên cho bé ở tuổi ăn dặm làm quen với hạt bí đỏ vì khi chưa nhai thành thạo, bé sẽ có khả năng bị hóc vì hạt bí đỏ
Sưu tầm

10 thực phẩm kỵ không nên nấu cùng nhau

Muốn trẻ cao lớn, thông minh, mẹ không những cần chọn những loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng mà còn phải biết cách chế biến đúng. Những thực phẩm dưới đây mẹ không nên nấu cho trẻ ăn vì chúng kỵ nhau. 

1. Thịt lợn và đậu nành
Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.

2. Cam dầm sữa
Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé

10 thực phẩm kỵ không nên nấu cùng nhau

Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.  

3. Trứng và sữa đậu nành
Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể trẻ.

4. Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt
Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. Lý do là bởi cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose thì cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.

5. Sữa và chocolate
Sữa chứa nhiều protein và canxi còn chocolate chứa axit oxalic. Khi hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất này có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ.

6. Cải bó xôi và tôm
Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi.

7. Óc lợn và trứng gà
Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.

8. Trà và trứng
Trà chứa các chất có tính axit. Khi kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.

9. Canh, súp cà rốt và củ cải
Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

10. Nước ngọt có ga và cơm
Với các bé lớn, đã đi mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày
Sưu tầm

Bí kíp nấu cháo gà cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu

Cà rốt chứa rất nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thịt gà trong món cháo cũng cung cấp một nguồn đạm rất tốt. Mẹ hãy học nấu món này để đa dạng thực đơn cho bé nhé. 

1. Nguyên liệu
- Thịt gà
- Gạo tẻ ngon: dẻo, thơm
- Cà rốt
- Dầu thực vật, nước, muối I ốt
 
Bí kíp nấu cháo gà cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu
Cháo gà cà rốt – Món ăn bổ dưỡng cho bé yêu. Ảnh minh họa

2. Chế biến
- Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín.
- Dùng nước luộc gà ninh nhừ gạo thành cháo.
- Xé thịt gà đã luộc rồi xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.
- Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, sau đó luộc chín. Các mẹ nhớ luộc ít nước để giữ vị ngọt của cà rốt nhé. Khi cà rốt chín, lấy ra và dùng thìa mài nhuyễn.
Bí kíp nấu cháo gà cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu

- Cho thịt gà cùng cà rốt đã chuẩn bị vào cháo (nấu 1 bát con cháo cho bé, nên thêm 2 thìa thịt gà và 2 thìa cà rốt là vừa), đánh đều, đun sôi cho sánh. Thêm 1 thìa dầu ăn, một chút muối I ốt (lượng bằng hạt ngô) đảo đều trên bếp là hoàn thành xong món cháo thịt gà với cà rốt cho con yêu của bạn.

3. Mẹ cần lưu ý: 
- Để bảo tồn nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên lựa chọn những nguồn nguyên liệu tươi ngon bởi vì thực phẩm càng tươi thì càng ít bị hao hụt về mặt dinh dưỡng.
- Nên cho các bé ăn cháo ngay sau khi nấu xong để các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn, nấu bữa nào ăn bữa đó.
Bí kíp nấu cháo gà cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu

- Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 -3 bữa cháo cà rốt mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh cà rốt nhỏ là đủ.
Sưu tầm

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Phòng bệnh phụ khoa bằng chế độ ăn uống

Bệnh phụ khoa là nỗi lo không chỉ của chị em phụ nữ, mà còn là nỗi lo của cả cánh đàn ông. Cùng tham khảo những cách giúp bạn phòng tránh căn bệnh này nhờ chế độ ăn uống nhé!
 
Một chế độ ăn uống lành mạnh là cơ sở giúp bạn giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa. Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên có bí quyết ăn uống để có cơ thể khỏe mạnh.

Thứ nhất, bạn có thể thường xuyên ăn chuối để giảm nhẹ cơn đau do kinh nguyệt. Chuối chứa một hàm lượng cao vitamin B6. Vitamin B6 có hiệu quả trong việc ổn định tâm trạng thần kinh và làm giảm bớt đau bụng cho bạn.

Phòng bệnh phụ khoa bằng chế độ ăn uống

Thứ hai, bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu. Nhiều phụ nữ thường hay gặp rắc rối bởi thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu dài có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật và rau chân vịt để bổ sung sắt. Ngoài ra, bạn phải tránh uống nhiều trà và cà phê trong thời kỳ kinh nguyệt để đảm bảo sự hấp thu sắt.

Thứ ba, bạn có thể uống sữa nóng với mật ong để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời gian kinh nguyệt. Kali trong sữa có hiệu quả có thể ổn định tâm trạng, giảm đau bụng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Magiê trong mật ong có thể ổn định hệ thống thần kinh trung ương để giảm bớt căng thẳng.

Thứ tư, bạn có thể thường xuyên ăn thực phẩm từ lúa mì và tảo thực vật để ngăn ngừa và điều trị các bệnh về vú. Tiêu thụ một lượng vừa phải thực phẩm mì và tảo có thể duy trì lượng estrogen. Nếu mức độ estrogen trong cơ thể của bạn quá cao sẽ gây ra các bệnh về vú, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ năm, bạn có thể thường xuyên ăn rau và trái cây có vỏ màu đỏ để kiềm chế sự tăng trưởng của các khối u. Các chất thực vật tự nhiên có trong các loại rau và trái cây với vỏ đỏ như táo đỏ và ớt cay có hiệu quả ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư và làm giảm các phản ứng để tạo estrogen. Do đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm trên thường xuyên để ngăn chặn các khối u.

Thứ sáu, bạn có thể ăn các sản phẩm đậu nành để bổ sung estrogen cho cơ thể của bạn. Một mức độ thấp của estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chức năng tình dục và chức năng hoạt động của tim. Nếu lượng estrogen trong cơ thể của bạn thấp, bạn có thể thường xuyên ăn các sản phẩm đậu nành để điều chỉnh nội tiết trong cơ thể.

Thứ bảy, bạn có thể thường xuyên ăn tỏi để ngăn chặn colpomycosis. Các chất dinh dưỡng có lợi chứa trong tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế sự tăng trưởng và sinh sản của candida trong âm đạo phụ nữ.

Thứ tám, bạn có thể bổ sung đầy đủ axit folic để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu cơ thể thiếu axit folic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ axit folic trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Các loại thực phẩm như rau chân vịt và cá có chứa một hàm lượng acid folic cao. Bạn thường có thể ăn các loại thực phẩm này để hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Sưu tầm

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Ẩm thực Miền Trung lôi cuốn hương vị văn hóa

Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác, chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên. 
Món cao lầu phố Hội - đặc sản miền trung khó cưỡng

Không đa dạng như lối ẩm thực Bắc Hà, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực Nam Hà, ẩm thực Miền Trung có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản sắc của một vùng đất thanh lịch, nhẹ nhàng. Như chúng ta đã biết, văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình càm. khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia…Nó chi phối không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của cộng đồng. Do đó, ẩm thực của cư dân miền Trung rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc phong phú và hương vị của từng nơi.
 
Nhắc đến Quảng Nam người ta không thể không nhắc đến món Gà vườn Thơm Thảo đất Tam Kỳ hay món Cao lầu đặc trưng Phố Hội, món mì Quảng đậm đà phong vị, tô Cơm hến cay xé lòng, hay những bữa tiệc thanh cảnh của người Huế. Đó chính là nét đặc trưng trong ẩm thực của người Miền Trung. Nếu một lần đặt chân đến vùng đất nắng gió đầy khắc nghiệt này, bạn cũng đừng quên thưởng thức một chút tình ấm áp của con người nơi đây qua cách mà họ thể hiện bằng những món ăn đậm đà, hấp dẫn.

Trước hết, ta sẽ nói tới ẩm thực xứ Huế - Cái nôi của ẩm thực miền Trung. Người dân Huế vốn nổi tiếng thanh lịch, có lẽ vì thế mà họ tỏ ra rất sành điệu trong việc ăn uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng thức. Mỗi món ăn đều được nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến rũ ta lúc nào không hay.
Ở nơi đây, ăn uống cũng là một trong những loại hình văn hóa vì thế văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau đó là ẩm thực Cung đình và ẩm thực Dân gian. Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn đặc sắc về hình thức. Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa triều đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng như cách trang trí. Vua ăn thì gọi là Ngự Thiện, dụng cụ ăn của vua gọi là đồ Ngự dụng, đội phục vụ vua ăn gọi là Đội Thượng Thiện.
 
Cơm hến xứ Huế - đặc sản khó cưỡng Huế
Mỗi bữa phải từ ba muơi năm đên năm mươi món, trong đó phải có một món thuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến sào…Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau, cứ thế, món ăn cung đình Huế trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trang trí và những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và Một bữa ăn của người Huế như hội tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến, Sự đậm đà đó đã tạo nên hượng vị rất đặc trưng trong món ăn Huế.
Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ ngậm mà nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy. Đặc biệt, người Huế cũng mê gia vị đến cực đoan. Ngoài màu sắc đẹp, đồ gia vị mang lại cho vị giác nỗi “ thống khổ” của cái ngon. Và trong bè giao hương hàng trăm loại gia vị thì ớt vẫn là vị “ nhạc trưởng” có chiếc mũ đỏ đầy quyến rũ.
Bún bò Huế - món ăn nhanh nổi tiếng thương hiệu

Người Nam – Bắc Hà du lịch Cố đô vẫn cay tít với Huế từ bát bún bò điểm tâm buổi sáng. Rồi Bún hến, Cơm hến, cho đến nước chấm các lọai Bánh khoái, Bánh nâm, Bánh lọc…Tất cả đều cay. Đã có một lần tôi được thưởng thức món Bánh đa hến…Cay thật đó! Nhưng cái cay đó lại khác với vị cay của ngoài Bắc mà nó có một bản sắc, một màu sắc rất riêng của nơi đây. Tôi thầm nghĩ nó đã thêm vào màu sắc tím trong bản màu truyền thống của văn hóa Huế - một màu đỏ chói chang của ớt. Và như vậy, Huế sẽ tưng bừng hơn với màu tím vốn đằm thắm của mình. Nói đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phong phú sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới ẩm thực chay xứ Huế.
Các món ăn chay ở Huế rất phong phúc, được chế biến cầu ký và ngon không kém món ăn mặn. Và cùng với các món ăn trong gia đình, Huế còn có những món ăn đặc sản như Bún bò, Giò heo mà nổi tiếng nhất là Bún Gia Hội. Đến với chợ Tuần Lại còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn không quên được món quà đặc sắc chốn Cựu kinh. Đó là loại bánh nổi tiếng gắn liền với các địa danh: Bánh khoái Đông Ba, Bánh bèo Ngự Bình, Bánh canh Nam Phổ, Bánh ướt thit nướng Kim Long…

Đặc biệt khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Huế ta cũng không thể không nhắc đến chè Huế. Ở Huế có tới mấy chục loại chè, có những loại chè mang nét sang trọng của chốn Cung đình xưa như chè hạt sen, Chè long nhãn bọc hạt sen, Chè đậu ngự…Mỗi loại chè đều có hương vị khác biệt nhưng đều có vị thơm ngon và rất hấp dẫn đặc biệt là món chè mang sắc tím Huế - chè khoai môn. Tất cả đã làm và hình thành lên một “vương quốc chè”. Chính những phong cách và mang bản sắc đó người Huế đã xem ẩm thực là nhân cách. Và Miền Trung chỉ không dừng lại ở đó mà còn có các bản sắc rất riêng của các vùng miền khác.
Món ngon miền trung - đặc sản chè sen

Nhắc đến Quảng Nam ta sẽ liên tưởng ngay tới món ăn rất đặc trưng của vùng đất này, đó là mỳ Quảng. Mỳ Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọi. Nó được coi là món đặc sản dùng để mời khách, hay những cuộc vui như giới thiệu nét văn hóa của người dân đất Quảng. Tuy nước dùng không nhiều như nước phở Bắc nhưng lại rất ngọt và đậm đà.

Còn khi nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món Cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh Phố cổ, sẽ không khó để chúng ta thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "Cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa của phố Hội. Vậy thực chất, món Cao lầu là gì? Đó chính là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Cao lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mỳ Quảng, Cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món Cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất Cù Lao Chàm. Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát Cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa tinh túy của Việt Nam.

Các nguyên liệu như Mạch nha, Đường phổi, Đường phèn đã giúp tôn vinh món chè hạt sen của người Huế tao nhã. Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi là những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá Bống sông Trà, Chim mía, Kẹo gương, Mạch nha, Đường phổi và Món Don… tất cả rất đậm đà hương vị của một miền quê.
Còn Bình Định được các địa phương trong nước mến mộ không chỉ vì hùng khí "Tây Sơn" một thời mà còn có một nét ẩm thực cũng vô cùng phong phú.

Bánh ít lá gai - cái tên nghe dân dã mà chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa. Vị dẻo thơm, ngọt bùi của chiếc bánh đã trở thành dư vị khó quên trong lòng những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quên dáng hình những chiếc bánh trông tựa như tháp Chàm cổ kính. Cũng như ở vùng biển vào dịp trời yên bể lặng ta sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản gỏi cá Phường Mét (Mỹ Thắng), nhớ Gỏi cá thu. Gỏi cá thường dùng cá cơm, cá thu, cá rựa… xắt nhỏ lạng bỏ xương (trừ cá cơm) ướp với nước mắm ngon và gia vị, nhúng vào lẩu nước dấm, nước dừa đun sôi rồi vớt ra bát ăn với rau mùi, bánh tráng, nhấm tí rượu Bầu Đá, còn gì thú vị hơn.

Chỉ cần liệt kê ra thôi mà mỗi người chúng ta đã muốn một lần được về Miền Trung thưởng thức những món ăn vùng đất này. Tuy tôi là một người con gái Bắc, đã từng rất quen thuộc với tô Phở bò hay “ Canh rau muống” “Cà dầm tương” nhưng khi được một lần đặt chân nên mảnh đất thân thương này thì khó lòng quên được những hương vị ẩm thực đó. Mỗi vùng đất trên dải đất chữ S xinh xinh nằm e lệ như cô gái xuân dậy thì bên ven bờ Thái Bình Dương ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó.

Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính Cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có ẩm thực sang trọng nhưng cũng có ẩm thực đường phố. Tuy nhiên không có nghĩa là ẩm thực đường phố kém giá trị, kém hấp dẫn và ít ngon, ít bổ dưỡng hơn ẩm thực sang trọng. Văn hóa ẩm thực Miển Trung hội tụ cả hai loại ẩm thực trên một cách hài hòa và tinh tế. Nó không chỉ bổ ích đối với ai muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt nam và còn bổ ích với những ai quan tâm đến Văn hóa Việt Nam 
Sưu tầm

Thực phẩm không dành cho người yếu sinh lý

Mỗi người có thể chất và tình trạng sức khỏe khác nhau, vì vậy mà việc sử dụng những món ăn tốt cho sức khỏe  khác nhau. Bài viết này xin được tư vấn những đồ ăn thức uống mà người bị yếu sinh lý cần hạn chế sử dụng hoặc kiêng kỵ hoàn toàn. 

Để chống chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.

Với thể thận dương hư 
Biểu hiện: Sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi lâu không hết bãi, có thể có phù thũng, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế...

Thực phẩm không dành cho người yếu sinh lý

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo...

Với thể thận âm hư
Biểu hiện: Người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, tỏa dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá...

Với thể tâm tỳ lưỡng hư
Biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó thở, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ kém hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn trà, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá... 

Với thể can khí uất kết
Biểu hiện: Tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền...

Thực phẩm không dành cho người yếu sinh lý

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê...

Với thể can kinh thấp nhiệt
Biểu hiện: Vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức đầy trướng khó chịu, ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, giấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen...

Với thể tâm thận bất giao
Biểu hiện: Tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay mê mộng, di mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi trộm, tai ù tai điếc, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, giấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá...
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, người suy yếu sinh lý không nên ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương
Sưu tầm

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim với dầu hạt cải


Sau khi đo mức hấp thu các chất carotenoid trên 29 người ăn salad được trộn bằng các loại dầu mỡ khác nhau như: dầu hạt cải, dầu đậu nành, bơ, các nhà khoa học cho biết dầu hạt cải có hiệu quả hấp thu các chất tốt nhất.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim với dầu hạt cải

Các nhà khoa học Trường ĐH Purdue (Mỹ) cho rằng trộn salad bằng dầu hạt cải không những giảm tối thiểu được lượng chất béo đưa vào cơ thể mà còn giúp hấp thu tốt nhất các chất carotenoid, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim.

Chỉ cần một lượng nhỏ dầu hạt cải (3 gam/khẩu phần salad) có thể giúp cơ thể hấp thu lượng lớn carotenoid, trong khi phải dùng tới 20 gam dầu đậu nành hay bơ để hấp thu cùng một lượng carotenoid.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết không chỉ dầu hạt cải mà các loại dầu ăn chứa acid béo đơn không bão hòa như dầu ôliu, dầu hoa hướng dương cũng có tác dụng như trên
Sưu tầm